Sạm da: “Vạch trần” 8 nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả

Sạm da là “kẻ thù” trên khuôn mặt của bất cứ ai. Vùng tăng sắc tố này khiến bạn thường nhầm lẫn với nám hoặc tàn nhang. Vậy thực chất sạm da là gì, nguyên nhân nào khiến da sạm đen và đâu mới là cách chăm sóc hiệu quả nhất. Chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết sau.

Sạm Da

Mục lục

1. Tìm hiểu về sạm da

1.1. Sạm da là gì?

Sạm da là tình trạng làn da xuất hiện những mảng màu sẫm hơn vùng da lân cận. Lý giải cho ​​tình trạng này là việc các hắc sắc tố đã tăng sinh quá mức do một nguyên nhân nào đó gây ra.

Những đốm da bị sạm đen khiến cho khuôn mặt trở nên kém sắc, mất tự tin. Điều tệ hơn là những đốm da này có thể lan rộng ra theo thời gian, trở thành vùng da sẫm màu, kéo vẻ tự tin của khuôn mặt xuống một cách trầm trọng.

1.2. Các dấu hiệu nhận biết sạm da 

Vùng da bị sạm đen rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng da khác như: nám, tàn nhang, đồi mồi, vì vậy để nhận biết dấu hiệu của sạm da bạn có thể quan sát kỹ làn da kèm các biểu hiện da nhăn, thô ráp, sần sùi đi kèm với vùng sạm.

sam-da

Khi da bị tăng sắc tố sẽ có những tổn thương màu nâu sẫm, vàng nâu, xanh đen. Điều này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, có 3 vị trí thường thấy sạm da nhất là mặt, cổ và da tay. Cụ thể:

  • Vùng da mặt: Cấu trúc của da mặt thường mỏng, tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây hại nên rất dễ bị thâm sạm.
  • Da vùng cổ: Thật không quá bất ngờ khi vùng da cổ dễ bị sẫm màu. Bởi đây là vùng da hay bị “bỏ quên”, ít được chăm sóc và che chắn nhất nên tình trạng sạm da “không bỏ qua” cho vùng da này.
  • Vùng da hai cánh tay: Việc tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng, xà bông, các chất tẩy rửa cũng vô tình là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạm da tay, đặc biệt là vùng mu bàn tay.

1.3. Những đối tượng dễ bị sạm da

Như chúng ta đã biết, tình trạng da bị sạm gặp cả ở nam giới và nữ giới. Một điều đáng buồn là tình trạng da này đang ngày trẻ hóa độ tuổi. 

ánh Sáng Mặt Trời

Tuy nhiên, ở một ​số trường hợp sau sẽ gặp tình trạng da bị sạm nhiều hơn bình thường: 

  • Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
  • Người làm việc nhiều trước màn hình máy tính, điện thoại.
  • Đ​ộ tuổi trung niên từ 30 – 40 tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Phụ nữ trước và sau khi sinh con.

1.4. Tăng sắc tố da xuất hiện cùng một số vấn đề trên da

Các bệnh lý về da như: nám da, tàn nhang, đồi mồi ​đều có biểu hiện rất giống với sạm da. Chung quy lại cũng đều là tình trạng tăng sắc tố trên da. Một số tình trạng làn da bị sạm nặng phải kể đến như

Sạm nám da là một bệnh lý thường thấy ở phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết sạm nám rất dễ đó là vùng da bị tối màu theo thời gian, chỗ đen nâu có chút đỏ ửng. Đặc biệt là vùng tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều như hai bên gò má, trán và cằm. 

Vấn đề sạm nám da thường xảy ra đối với người có làn da khô, tối màu hoặc độ tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ.

1.5. Da mặt sạm đen là bệnh gì?

Ngoài việc khiến làn da trở nên “kém sắc”, da bị sạm còn là “hồi chuông” cảnh báo cho tình trạng sức khỏe không tốt.

Cụ thể, khi xuất hiện tình trạng này rất có thể cơ thể của bạn đang mất đi sự cân bằng một cách trầm trọng. Một số triệu chứng nguy hiểm khác đang đe dọa sức khỏe như: khó ngủ, ngủ không ngon giấc, stress; da dẻ khô nứt, tình trạng kinh nguyệt không đều. Tệ hơn, bệnh lý nguy hiểm có thể xảy đến như: ung thư vú, nang buồng trứng, ​đau dạ dày hay đại tràng. Chính vì vậy, khi da có những triệu chứng bất thường, bạn nên kiểm tra sức khỏe để kịp thời điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cũng như có biện pháp chữa trị sớm hơn. 

2. Nguyên nhân gây sạm da

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến da bạn bị sạm đen, chính vì vậy bạn cần biết để phòng tránh trước khi làn da bị ảnh hưởng.

2.1. Người thường xuyên tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời

Bất cứ ai cũng biết rằng, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Ánh nắng ban mai từ 6-7h sáng có thể rất tốt, cung cấp vitamin D cho da nhưng ánh nắng sau 8h sáng có rất nhiều yếu tố gây hại.

Chính vì lẽ đó, nguyên nhân đầu tiên gây sạm da chính là do việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trong ánh nắng có lượng bức xạ UV với tần số 400 nm sẽ xuyên thấu tới lớp hạ bì.

Điều này hình thành dựa trên cơ chế: Ánh nắng chiếu đến các vùng da, các tế bào da tiếp nhận và tạo ra phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin. Lúc đầu, làn da sẽ phản ứng đỏ ửng, sau đó chuyển qua màu thâm và sạm lại, nguy cơ dẫn đến da bị cháy nắng sạm đen.

2.2. Sạm da do yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh

Theo các bác sĩ, hội chứng Leopard (hai mắt kéo ra 2 bên và cách xa nhau, nhiều bất thường về điện tim, hẹp động mạch phổi, phát triển chậm, tai điếc), hội chứng đột biến nhiễm sắc thể gây ra tình trạng xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới và các mảng sắc tố đen trên da. Tất cả các hội chứng này đều là “thủ phạm” của việc xuất hiện tàn nhang màu nâu ở mặt hay toàn thân. Tình trạng này trở nặng hơn vào mùa xuân hè và thuyên giảm vào mùa đông.

Một triệu ch​​ứng xuất hiện ngay từ lúc sinh ra đó là do hội chứng Calm. Các mảng da này có kích thước từ 2 đến 20cm.

2.3. Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể

Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới khi bước vào tuổi trung niên. Độ tuổi này có nguy cơ cao bị gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao. Biểu hiện là vùng da đằng sau lưng xuất hiện những mảng xám, màu giống màu thiếc do tình trạng nhiễm sắc tố sắt gây ra.

Ngoài ra, bệnh sạm da còn xuất phát do tác dụng phụ của hóa chất hoặc thuốc (hồng ban cố định nhiễm sắc). Yếu tố khác có thể xảy ra là do chế độ dinh dưỡng từ bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (gây vấn đề sạm da ở các vùng da hở).

2.4. Sự thay đổi nội tiết tố nữ

Nội tiết tố hay Estrogen giữ vai trò “then chốt” đối với sắc đẹp của chị em, nhất là làn da. Sự thay đổi thất thường của các hormone gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe: buồng trứng, âm đạo, tử cung…  Riêng tuyến hormone “đảm nhận” vai trò “đối kháng” melanin ảnh hưởng trực tiếp đến việc da bị sạm.

Da Sạm

Sự thay đổi thất thường kéo dài trong nhiều ngày vô tình khiến cho nồng độ melanin ở ngưỡng trên 42%. Các vùng sạm sẽ hiện rõ và có dấu hiệu lan ra không ngừng. Quan sát thấy rõ nhất ở các vùng da má, mũi, cằm, cổ, mu bàn tay.

2.5. Thời điểm da bị lão hóa

Theo tuổi tác, da sẽ trải qua một thời điểm suy giảm chức năng, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, hay còn gọi là “dấu hiệu của tuổi tác”. 

Các dấu hiệu xuất hiện rõ ràng nhất là tính đàn hồi suy giảm dần, sự chống đỡ của cơ không tốt và tốc độ sinh trưởng tế bào rất kém. Điều này l​​ý giải cho việc làn da bị chảy sệ, nếp nhăn và tone màu da giảm xuống 1 – 2 lần và mất dần sự tươi trẻ.

Tình trạng da bị sạm do lão hóa sẽ xuất hiện sau tuổi 35 đối với nữ và tuổi 45 đối với nam. Độ sạm nặng nhất chính là thời điểm 1 năm đầu của quá trình tiền mãn kinh, sau đó giảm dần khi cơ thể hết hành kinh.

2.6. Làn da bị thương tổn và viêm mụn

Da mụn có những thương tổn sẽ mất đi sự cân bằng vốn có, lúc này tình trạng viêm lan ra trên diện rộng. Chưa kể đến những đốm sạm, yếu tố mụn và thâm đã khiến làn da trở nên kém sắc trầm trọng.

da mụn

 

Sở dĩ da xuất hiện dấu hiệu sạm bởi các nhóm sắc tố đã bị suy giảm rất nhiều và không còn đủ để tái tạo làn da. Đồng thời, các vi khuẩn trong các ổ viêm không ngừng “tàn phá” da, biến vùng thượng bì trở nên khô hạn, thâm và sạm theo từng mảng rõ rệt..

Đây là một tình trạng nguy hiểm của làn da, bạn cần điều trị cho da trước rồi mới tiến hành xử lý các đốm thâm sạm. 

2.7. Tiếp xúc nhiều với máy tính và ngủ muộn

Theo một khảo sát từ ĐH Y Philadelphia cho kết quả rằng, có tới 90% người làm việc trong văn phòng và thường xuyên thức khuya sẽ sớm có dấu hiệu da bị sạm màu. 

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này là điều kiện môi trường làm việc khép kín kéo dài, không khí chậm lưu thông, các máy điều hòa chạy liên tục khiến cho làn da mất nước và trở nên oxy hóa.

Với những người thường xuyên thức quá khuya, các chức năng trong cơ thể kém, đ​ặc biệt là chức năng gan, lượng độc tố không được đào thải mà lưu lại trong máu khiến cho da dẻ vàng vọt, xanh xao, kém đàn hồi, khô sạm.

Chính vì vậy, những người làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính như nhân viên văn phòng và những người thức muộn sẽ có tốc độ lão hóa da gấp 4.5 lần so với bình thường..

2.8. Nguồn dinh dưỡng không hợp lý

Một yếu tố tác động trực tiếp đến làn da mà chúng ta có thể bỏ quên đó chính là thực đơn hằng ngày. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ khiến cho làn da bị sạm màu. 

Cụ thể, khi cơ thể bị thiếu chất, làn da sẽ không được nuôi dưỡng tốt, sẽ tăng nguy cơ nhiễm melamine và chuyển sang khô nẻ, sạm màu.

3. Cách chăm sóc da bị sạm màu

Sau khi xác định được nguyên nhân khiến da bị sậm màu, bạn cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng da. Đầu tiên sẽ không thể bỏ qua các bước chăm sóc hàng ngày để hỗ trợ làn da trắng khỏe mịn màng.

Skincare

3.1. Làm sạch bụi bẩn, tế bào chết cho da

Bất cứ quy trình skincare cho da nào cũng không thể xem nhẹ bước làm sạch. Ngay cả khi bạn không trang điểm, chỉ dùng kem chống nắng vẫn phải tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ.  Bạn có thể tẩy trang mỗi ngày và tẩy tế bào chết cho da 2 lần/ tuần. Đồng thời, tìm hiểu về làn da để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.

3.2. Dùng toner cân bằng pH cho da sạm

Sau khi làm sạch da, lượng pH trên da sẽ bị đảo lộn. Lúc này bạn cần thoa ton​er để pH được cân bằng, làn da săn chắc và thu nhỏ lỗ chân lông. 

Da khô sạm nên ưu tiên lựa chọn lựa các sản phẩm có thành phần chiết xu​​ từ thiên nhiên và tên tuổi thương hiệu uy tín để chắc chắn về độ an toàn.

3.3. Đắp mặt nạ dưỡng da bị sạm đen

Bạn hãy ưu tiên loại mặt n​ạ chứa các thành phần vitamin giúp làm trắng da như vitamin C, E, A.

Ngoài ra, việc đắp mặt nạ còn mang lại rất nhiều công dụng như cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất, giúp da được thư giãn.​​ Mỗi tuần nên đắp mặt nạ từ 2-3 lần để thấy sự cải thiện rõ rệt của làn da.

3.4. Thoa serum dưỡng trắng và dưỡng ẩm

Serum là những tinh chất cô đặc, thành phần nhỏ sẽ dễ dàng len lỏi vào từng lớp da. Việc dưỡng ẩm luôn được khuyến cáo nên thực hiện với mọi loại da, kể cả làn da bị sạm.

Bạn có thể sử dụng loại serum có công dụng dưỡng da trắng hồng, kết hợp cùng yếu tố điều trị nám để ngăn ngừa phần nào sự xuất hiện của sạm nám trên da.

Đừng quên, hãy dưỡng ẩm cho da ​để “khóa ẩm”. Mỗi sáng thức dậy bạn sẽ thực sự cảm thấy làn da đủ ẩm đã như được hồi sinh, tràn đầy sức sống và tươi trẻ.

3.5. Dùng kem chống nắng cẩn thận

Nếu “nắng đã có mũ, mưa đã có ô thì da rất cần chống nắng”. Hãy tạo thói quen sử dụng kem chống nắng hàng ngày, dù cho trời nắng hay không. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

Sử dụng loại kem chống nắng cần phải phù hợp với làn da. Các chỉ số SPF khuyến khích nên từ 15 trở lên và không gây ra tình trạng kích ứng. 

4. Cách cải thiện làn da bị sạm đen “chuẩn bài” nhất

4.1. Chữa sạm da bằng phương pháp tự nhiên

Cách trị sạm da bằng chanh, dầu dừa

Phương pháp từ thiên nhiên v​​ừa an toàn vừa có giá phải chăng. B​ạn có thể thực hiện ngay tại nhà với combo dầu dừa và chanh. Trong đó, dầu dừa có chứa thành phần caprylic và chuỗi béo tốt; quả chanh có folate, citric và riboflavin. Sử dụng hỗn hợp này cho da, các tinh chất này sẽ chống lại melanin và thúc đẩy da sản xuất collagen. Theo thời gian, vết sạm da sẽ mờ dần.

Chanh Dầu Dừa

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 100ml dầu dừa nguyên chất, trộng cùng 50ml nước cốt chanh. Cho thêm nửa thìa cafe muối tinh.
  • Thả viên mặt nạ nén vào trong hỗn hợp này.
  • Đắp mặt nạ lên mặt và masage nhẹ nhàng, nhất là vùng da sạm.
  • Căn chỉnh thời gian  20 phút v​à tháo gỡ lớp mặt nạ ra.
  • Rửa sạch sẽ lại bằng nước ấm.

Bạn nên thực hiện bước đắp mặt nạ chanh, dầu dừa vào buổi tối và không làm cùng bước tẩy da chết. Hãy luôn chống nắng thật cẩn thận cho da để tránh tình trạng bắt nắng và bào mòn da.

Mẹo dùng cà chua cho da sạm

Mỗi một quả cà chua rất giàu vitamin A, C và các vi chất tự nhiên – đây là 3 yếu tố hỗ trợ da phục hồi từ sâu bên trong. Ngoài ra còn thành phần folate 72% giúp hỗ trợ giảm mật độ nhóm biểu mô bị thâm, xỉn ở lớp hạ bì.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch và xắt miếng mỏng và đắp lên vùng da bị sạm. Đắp mặt nạ này trong 20 phút và tháo bỏ từng lớp cà chua. Kiên trì thực hiện để có kết quả tốt nhất.

4.2. Sử dụng các biện pháp y học để điều trị sạm da

Trị Tàn Nhang Bằng Laser

Sạm da do hóa chất hay thuốc thì không được sử dụng thuốc hay hóa chất gây sạm da nữa, các khối u thì bằng phẫu thuật hay laser loại bỏ, sạm da do rối loạn nội tiết phải dùng thuốc điều hòa nội tiết…

Các bác sĩ da liễu sẽ căn cứ vào tình trạng da để điều trị. Có thể sử dụng Hydroquinone 2 – 4%, acid Azelaic, vitamin A acid và corticoid, kết hợp cùng kem chống nắng trong thời gian điều trị kéo dài hơn 6 tháng. Quá trình sử dụng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tình trạng da có viêm nhiễm sẽ được chỉ dẫn sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh phổ rộng. Quá trình này cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi và stress.

Đối với những trường hợp đặc biệt, các vết sạm da “ăn sâu” dưới lớp trung bì và hạ bì bắt buộc bác sĩ sẽ phải điều trị da bằng hóa chất hoặc các phương pháp khác như điều trị bằng laser mới có thể khắc phục được tình trạng da.

4.3. Bổ sung collagen 82X cho da bị sạm màu

Bên cạnh việc sử dụng những cách trị sạm da trên, bổ sung collagen và nhau thai là phương pháp tích cực nhất. 

Cụ thể liệu trình giúp làn da trắng hồng chống lại sự bắt nắng có sự kết hợp của 3 dòng sản phẩm nước uống đẹp da có nguồn gốc từ Nhật Bản: 82X Placenta, 82X Sakura Placenta, 82X Sakura Collagen.

phụ nữ nhật bản uống collagen

 

Theo những người đã từng sử dụng, làn da đã cải thiện được một số vấn đề cơ bản, giảm thiểu khuyết điểm gây mất tự tin. Cụ thể, quá trình “cải tạo làn da” như sau:

Tháng thứ 1: Khôi phục làn da khỏe mạnh nhờ Collagen nước Nhật Bản 82X Sakura

  • Thành phần chứa hàm lượng Collagen Peptide siêu cao sẽ đem lại tác dụng cho làn da tươi trẻ kéo dài. Việc bổ sung Collagen cần thiết sau độ tuổi 25 sẽ hỗ trợ việc gia tăng các sợi Collagen, hỗ trợ sự đàn hồi và các mô liên kết trong cấu trúc da. Nhờ đó, làn da sẽ luôn giữ gìn được sự căng mịn.
  • Ngoài ra, tinh chất hoa anh đào hỗ trợ thu nhỏ các lỗ chân lông và kiểm soát dầu nhờn rất tốt. Sự kết hợp tuyệt vời cùng Hyaluronic sẽ cấp ẩm giúp làn da được “ngậm nước”, giảm nhăn nheo, vết chân chim và hạn chế các tác hại của ánh nắng mặt trời. 

Tháng thứ 2: Làm mờ sạm da, đốm nâu nhờ 82X Placenta

82x Placenta Classic 1_compressed
  • Khả năng chống lại quá trình oxy hóa của Coenzyme Q10 giúp hỗ trợ bảo vệ làn da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím cũng như các tác nhân gây sạm da.
  • Một lần nữa, thành phần Hyaluronic sẽ tiếp ẩm cho da được duy trì độ ẩm, tái sinh trở lại sự căng mướt như thuở ban đầu.
  • Bộ đôi tinh chất hoa anh đào và vitamin E giúp thúc đẩy quá trình dưỡng trắng tự nhiên, giảm ngừa sự thâm sạm một cách hiệu quả nhất.

Tháng thứ 3: Xóa mờ sạm nám, da sáng ửng hồng với 82X Sakura Placenta

  • Sự kết hợp vàng từ tinh chất Placenta và Collagen Peptide giúp giảm sạm nám hiệu quả. Các đốm nâu mờ dần và làn da đều màu hơn từng ngày. Bên cạnh đó, các tế bào mới được sinh ra, tăng độ đàn hồi và làn da trở nên trắng hơn trông thấy.
  • 82 thực vật lên men và Coenzyme Q10 kết hợp với thành phần vitamin E sẽ tạo nên một “tấm khiên” bảo vệ các lớp Lipid và Collagen tự nhiên của da. Nhờ đó, làn da trẻ khỏe tự nhiên, mềm mại và nâng tông da hiệu quả. 

Sử dụng các sản phẩm collagen dạng uống này tốt nhất là thời gian 30 phút trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng.

Tham khảo: Da mặt sạm đen ở nam giới

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin về sạm da, những nguyên nhân gây sạm da để từ đó bạn biết và hạn chế những nguyên nhân này. Đồng thời, khi mới chớm phát hiện những dấu hiệu lạ trên da, bạn chớ nên chủ quan, hãy đi khám sức khỏe tổng thể và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ. Mặt khác, việc kết hợp các phương pháp điều trị sạm da với bổ sung collagen cho thể sẽ phát huy hiệu quả tối đa. Chúc bạn có làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ rạng ngời.


Đăng ngày: 28-12-2021 - 09:00:25 bởi
Tag: , , , ,
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sản phẩm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x