Da bị cháy nắng sạm đen: Mách bạn 5+ cách chữa trị hiệu quả
Da bị cháy nắng sạm đen là tình trạng mà rất nhiều phụ nữ gặp phải. Những vùng da này khiến khuôn mặt trở nên “kém sắc” gây mất tự tin khi tiếp xúc với người đối diện. Cách chữa da bị sạm nắng như thế nào cho hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau.

Đối phó với da bị cháy nắng sạm đen như thế nào cho hết
Mục lục
1. Tình trạng da bị cháy nắng sạm đen
Ngay tên gọi đã nói lên nguyên nhân của tình trạng sạm nắng. Da bị cháy nắng sạm đen là do thời gian tiếp xúc dài dưới ánh nắng mặt trời, da tiếp xúc trực tiếp với tia UV sẽ bị đỏ rực, bỏng sát. Không những vậy, các nguồn ánh sáng nhân tạo cũng là một yếu tố nguy hại tương tự.
Bên cạnh đó, da sẽ bị tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như nám da, bong tróc da và ung thư da.
Thông thường, sạm da do cháy nắng thường tốn rất lâu thời gian để phục hồi. Chính vì vậy, để hạn chế tác hại của cháy nắng, việc cần thiết phải làm là chủ động bảo vệ làn da dưới ánh nắng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời từ 10h sáng đến 16h chiều.
2. Biểu hiện của da bị sạm nắng
Quan sát da có dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng rất rõ dựa vào các điểm này:
- Cảm giác nóng rát.
- Màu sắc bỗng dưng đỏ ửng.
- Ngứa da, đau và sưng nề.
- Có thể xuất hiện các bọng nước nhỏ trên da.
- Đi kèm tình trạng đau đầu, sốt và mệt mỏi nếu thời gian tiếp xúc ánh nắng kéo dài.

Da bỏng rát, sạm đỏ do cháy nắng
Làn da có nhiệm vụ làm “hàng rào” bảo vệ cơ thể. Vì vậy, bất kì bộ phận nào khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều dễ bị tổn thương, gồm cả da đầu, mi mắt, môi. Không dừng lại tại đó, nếu bạn mặc đồ có chất liệu mỏng thì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua và gây ảnh hưởng như thường.
Da bị cháy nắng sẽ xuất hiện triệu chứng ngay sau vài giờ tiếp xúc với ánh mặt trời. Tình trạng nặng hơn có thể là sạm nặng và bắt đầu bong tróc da. Lúc này, nếu diễn biến ngày một tệ đi, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ da liễu để thăm khám. Một số trường hợp bị nặng như sau:
- Da bị tổn thương lan rộng, gây đau rát mạnh.
- Sau nhiều ngày vẫn không thuyên giảm tình trạng.
- Các triệu chứng đi kèm như: sốt, nôn mửa, đau đầu.
- Các vết bỏng nắng không lành còn xuất hiện thêm nước màu vàng, đây là dấu hiệu nguy hiểm của việc nhiễm trùng vết thương.
3. Phân biệt da bị sạm nắng và tình trạng sạm khác
Tình trạng da bị sạm màu có rất nhiều loại. Hầu hết các tình trạng này khác nhau ở mức độ da và thường được đặt tên kèm với tình trạng sạm. Ví dụ như: sạm nám, sạm tàn nhang, đồi mồi, viêm da,…
Cụ thể các tình trạng sạm da khác có nguyên nhân cụ thể như sau:
- Sạm nám da: Nguyên nhân chính của da sạm nám xuất phát từ tia cực tím. Trong đó có hai loại tia cực tím là UVA và UVB. Tia UVB rất mạnh khi chiếu trực tiếp vào da, phá hủy collagen và mô liên kết dưới cùng của da. Da sẽ theo “phản xạ tự nhiên” sản xuất ra nhiều melanin hơn để “đối phó”.
- Đốm nâu hay còn được gọi là tàn nhang hoặc đồi mồi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do làn da bị phơi nắng quá mức trong một thời gian dài. Các vết đốm này xuất hiện nhiều ở vùng da tiếp xúc nhiều với nắng.
- Tăng sắc tố sau viêm: vùng da này thường thâm sạm và có dấu hiệu gần giống với thâm mụn. Chúng là hậu quả không mong muốn của việc chấn thương hoặc viêm da. Dễ gặp nhất chính là sau da bị lên mụn trứng cá.

Cách nhận biết đốm nâu, tàn nhang trên da
Đọc thêm: Trị tàn nhang từ thiên nhiên
4. Cách chữa da bị sạm nắng tại nhà
Để “sơ cứu” cho làn da bị cháy nắng sạm đen tại nhà, bạn có thể tham khảo một số biện pháp trị sạm da đơn giản dưới đây.
4.1. Rửa nước mát cho da
Khi da bị “quá tải” dưới ánh nắng, phản ứng viêm của da xảy ra một cách gay gắt, gây khó chịu. Lúc này, bạn có thể giảm viêm bằng cách hạ nhiệt độ của da, đặc biệt là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Cách thực hiện hiệu quả là bạn có thể dội nước mát – sạch cho da. Tốt nhất là loại nước lọc hoặc nước uống đảm bảo sạch sẽ. Tránh loại nước ở hồ bơi vì chúng có thể khiến da bị kích ứng nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên bề mặt da lúc này, vì hành động này có thể gây thêm tổn thương cho vùng da bị cháy nắng sạm đen.
4.2. Dùng nha đam làm dịu da bị cháy nắng
Lớp gel từ cây nha đam hay còn gọi là Aloe barbadensis Miller có chứa nhiều thành phần làm dịu da tức thì như echinacea và calendula.

Nha đam hỗ trợ làm dịu và cấp ẩm cho da
Ngay lúc da bị cháy nắng, bạn hãy cắt phần vỏ và dùng lớp gel bên trong thoa lên da. Việc này giúp cung cấp độ ẩm tức thì và làm dịu nhẹ tình trạng da bị cháy nắng một cách hiệu quả.
4.3. Baking soda và bột yến mạch
Có thể cách này rất lạ nhưng bạn hãy thử ngay tại nhà. Dùng một vài muỗng baking soda cho vào chậu nước hoặc bồn tắm với nước sạch. Ngâm mình trong nước này khoảng 15 đến 20 phút. Các tổn thương trên da sẽ được giảm dần.
Nếu có thể, bạn hãy kết hợp thêm bột yến mạch. Điều này giúp làn da vừa được làm dịu, vừa được dưỡng ẩm tự nhiên nhất. Tuy nhiên, bạn không chà xát lên da khi ngâm mình. Bước cuối cùng hãy dùng khăn vải mềm thấm sạch da là được.
4.4. Sử dụng dầu dừa cho da cháy nắng
Dầu dừa có rất nhiều công dụng, vì vậy bạn hãy luôn “sẵn” bên mình một lọ dầu dừa để phòng khi cần. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của dừa có chứa axit lauric, hỗ trợ phục hồi quá trình làm lành của làn da bị cháy nắng sạm đen.

Dầu dừa có nhiều công dụng với da
Rất đơn giản, sau khi tắm với nước mát để làm dịu cũng như làm sạch da, bạn có thể thoa một lớp dầu dừa thật mỏng vào vùng da tổn thương. Chỉ với một bước như vậy thôi, làn da của bạn đã được làm mềm dịu và hồi phục rất nhanh.
4.5. Sữa tươi không đường làm dịu da
Bên cạnh những cách chữa da bị sạm nắng trên, bạn chớ bỏ qua sữa tươi không đường nhé. Sữa tươi không đường đã được sử dụng từ rất lâu, mang lại nhiều hiệu quả cho da.
Thực hiện bằng cách pha một lít sữa vào nước ấm của bồn tắm hoặc dùng một miếng khăn sạch ngâm vào trong sữa và thoa lên da. Ngay sau khi sử dụng, làn da bị cháy nắng sẽ được làm dịu và giảm đau rát ngay tức thì.
Trong trường hợp không có sữa tươi không đường bạn có thể dùng sữa có đường hoặc sữa chua để thay thế.
Một số cách kết hợp khi bị sạm da:
- Mặc những loại quần áo thoáng và nhẹ: nên ưu tiên những loại quần áo hoặc váy nhẹ hoặc có chất liệu vải cotton, không có tính bám dính vào da. Lúc này, làn da cần được làm thông thoáng để tăng khả năng phục hồi những tổn thương do cháy nắng.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: bạn cần nghỉ ngơi tại nơi có nhiệt độ mát mẻ, bổ sung nhiều nước để đủ độ ẩm cung cấp cho da phục hồi. Cách này vừa đơn giản mà có hiệu quả cực kỳ cao.
- Dùng kem dưỡng ẩm cho da: ngoài những biện pháp “sơ cứu” ban đầu, làn da cần được cấp ẩm bằng kem dưỡng. Bạn nên chọn loại kem dưỡng chuyên dành cho da nhạy cảm. Các loại kem dưỡng này không nên có các chất tạo màu hay chất tạo mùi hương để tránh gây ra tình trạng kích ứng da, khiến da bị nặng hơn.
5. Phòng – tránh da bị cháy nắng sạm đen bằng cách nào?
Để tránh hậu quả của ánh nắng mặt trời gây ra cho da, bạn nên áp dụng những cách phòng tránh như sau:

Thoa kem chống nắng hàng ngày giúp hạn chế tác động xấu của ánh nắng tới làn da
- Che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài nắng: bạn có thể dùng các loại mũ rộng vành hoặc áo dài, quần dài để bảo vệ cho cơ thể. Độ dày của quần áo cần đảm bảo để tránh việc ánh nắng chiếu xuyên qua lớp quần áo quá mỏng.
- Không tiếp xúc với nguồn ánh nắng mặt trời bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Bởi đây là thời điểm lượng bức xạ của mặt trời đạt đỉnh điểm.
- Hạn chế việc sử dụng giường tắm nắng: không chỉ ánh sáng mặt trời mà ngay cả ánh sáng nhân tạo cũng có thể sản xuất ra các tia cực tím và gây cháy sạm da.
- Thoa kem chống nắng cho mặt và toàn thân. Lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên với phổ kháng tia UVA và UVB. Thoa kem chống nắng thường xuyên lên da và thoa trước từ 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc hoạt động đổ mồ hôi nhiều cần thoa lại kem chống nắng từ 40 phút đến 80 phút một lần.
- Sử dụng kính râm, chống tia UV đi ra ngoài: hiện nay có rất nhiều kính có khả năng chống lại tia UVA và tia UVB. Bạn nên đeo để bảo khuôn mặt và đôi mắt của mình.
Xem thêm: Da mặt sạm đen là bệnh gì? | Da mặt sạm đen ở nam giới
Trên đây là những cách xử trí giúp bạn đề phòng trường hợp da bị cháy nắng sạm đen do đi du lịch, làm việc ngoài trời, chơi golf, … Bạn hãy đừng quên việc chủ động bảo vệ làn da trước các tác hại của tia UV. Chúc các bạn có một làn da trắng hồng, mịn màng, đẹp như ý!
Đăng ngày: 02-01-2022 - 09:00:46 bởi Nguyễn Thắm
Tag: da bị cháy nắng sạm đen, nguyen nhan sam da, Sam da, sạm nắng