Đau lưng sau sinh và phương pháp giảm đau hiệu quả
Đau lưng sau sinh là một vấn đề rất phổ biến và thường xảy ra sau khi phụ nữ sinh con. Đây là do quá trình mang thai và sinh con đã tác động đến cơ thể của bạn, gây ra sự thay đổi về cơ bắp, khớp và cấu trúc xương. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân gây đau lưng sau sinh và cách để khắc phục tình trạng này nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau sinh
Mang thai là điều tuyệt vời nhất đối với một người phụ nữ. Tuy nhiên quá trình này cũng khiến cơ thể người mẹ có những thay đổi đáng kể. Trong đó, đau lưng là hiện tượng phổ biến nhất. Theo thống kê của các chuyên gia, có hơn một nửa các bà mẹ đều mắc chứng đau lưng sau sinh con này. Trong đó có khoảng 50% người bị đau lưng trong tháng đầu sau sinh, 20% người có tình trạng đau lưng kéo dài từ 1 – 3 năm sau sinh. Điều này gây nên mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, chăm sóc con của các mẹ bầu.
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng sau sinh, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.
1.1. Tăng cân
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường tăng ít nhất khoảng 10kg, thậm chí có những mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt có thể tăng đến 20kg trong khi mang thai. Việc tăng cân này vô tình gây áp lực lên cột sống của người mẹ. Ngoài việc chịu cân nặng của chính mình và cột sống còn phải chịu trong lượng của tự cung khi mang thai em bé.
Lúc này, khối cơ thành bụng bị giãn ra nên cột sống bất sự hỗ trợ từ khối cơ bụng, khiến căng cơ nhiều hơn ở phía dưới lưng. Vùng thắt lưng thành nơi tải trọng lực chính của cả mẹ và bé mỗi lần mẹ di chuyển hàng ngày.
Thêm vào đó, khi em bé phát triển cũng gây áp lực rất lớn lên dây thần kinh ở phần lưng, xương chậu, xương cụt. Đây chính là nguyên nhân tiền đề khiến các mẹ bầu bị đau lưng sau sinh.
1.2. Do thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể
Thay đổi hormone bất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Cơ thể của phụ nữ tạo ra một loại hormone relaxin trong quá trình mang thai để cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được co giãn và các khớp được giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này giúp ích tốt cho quá trình sinh em bé nhưng nó lại làm tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng, dẫn đến đau lưng.

Đau lưng do thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể
Vì vậy, sau khi sinh em bé, các mẹ bầu thường có hiện tượng đau lưng và phải mất khoảng 3 – 4 tháng sau khi hormone này về mức bình thường thì lưng mới giảm.
Đọc thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì?
1.3. Đau lưng sau sinh do loãng xương
Đau lưng sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và một trong số đó có thể là loãng xương sau sinh. Loãng xương sau sinh là một tình trạng loãng xương xảy ra sau khi một phụ nữ sinh con. Đau lưng sau sinh do loãng xương thường là kết quả của sự suy yếu và mất mật độ xương trong quá trình mang thai và cho con bú.
Nguyên nhân chính của loãng xương sau sinh có thể đến từ việc mức độ estrogen của phụ nữ giảm đột ngột. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh. Sự giảm estrogen có thể làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy.
Trong quá trình mang thai và cho con bú, nhu cầu canxi của cơ thể phụ nữ tăng lên để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ. Nếu không đủ canxi từ nguồn thức ăn hoặc từ bổ sung canxi, cơ thể có thể lấy canxi từ xương của người mẹ, gây ra loãng xương.
1.4. Cho con bú sai tư thế
Tư thế cho con bú cũng ảnh hưởng rất nhiều về tình trạng đau lưng sau khi sinh của các bà mẹ. Nếu như ngồi sai tư thế mà chỉ chăm chăm về việc học cách cho con bú thì sẽ khiến cho cổ và cơ bắp bị căng mỏi. Tình trạng này nếu kéo dài thì sẽ gây nên tình trạng đau lưng cho người mẹ.
1.5. Đau lưng do nhiễm lạnh sau sinh

Đau lưng do nhiễm lạnh sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị tổn thương khí huyết, vì vậy cần phải ở cữ trong vòng 30 ngày. Nếu như không chú ý giữ ấm cho cơ thể thì rất bị gió lạnh tấn công, xâm nhập vào cơ thể, gây đau đớn ở vùng lưng và toàn bộ xương khớp.
Ngoài ra, nhiều người phụ nữ nằm đệm quá cứng, hay đi giày cao gót,… cũng dễ bị đau lưng sau sinh em bé.
1.6. Giãn dây chằng gây đau lưng
Những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai làm các khớp và dây chằng nối cột sống và xương chậu bị nới lỏng. Mà những thay đổi này không thể biến mất trong một đêm sau khi sinh xong. Chính vì vậy, sau khi sinh việc đau lưng là điều khó tránh khỏi khi các sự thanh đổi chưa phục hồi lại như ban đầu.
1.7. Cơ thể thiếu Canxi
Khi mang thai, các mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé như axit folic, Vitamin D, Vitamin B tổng hợp, Photpho, Canxi,… Nếu như chế độ ăn uống không thể đáp ứng đủ canxi cho thai nhi thì cơ thể sẽ lấy từ cơ thể mẹ để bù đắp sự thiếu hụt đó và gây nên viêm, loãng xương.
Sau khi sinh, thể trạng của sản phụ còn rất yếu và chưa thể phục hồi kịp. Thêm vào đó còn phải thường xuyên cho con bú, lượng canxi thiếu hụt lại tạo cơ hội cho các cơn đau lưng phát triển.
2. Các cách trị đau lưng sau khi sinh hiệu quả
Các cơn đau lưng tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của mẹ bé. Vì vậy, cần phải điều trị kịp thời để tránh bệnh tình phát triển nặng. Đã có một vài trường hợp người mẹ phải ngồi xe lăn vì thoái hóa xương khớp không thể di chuyển.
2.1. Điều trị đau lưng bằng vật lý trị liệu
Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả giúp giảm đau lưng cho phụ nữ sau sinh. Vật lý trị liệu có thể thay thế cho việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời kỳ đang cho con bú, cũng đạt hiệu quả kéo dài.

Điều trị đau lưng bằng vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như:
- Liệu pháp thuỷ sinh, nhiệt nóng lạnh
- Sử dụng điện xung, sóng âm hoặc laser để kích tinh dây thần kinh cột sống.
- Massage hoặc sử dụng máy áp lực hơi, xoa bóp các cơ để cột sống được thư giãn.
Xem thêm: “Lột xác” ngoạn mục nhờ 8 mẹo làm đẹp sau sinh ít ai biết
2.2. Cho con bú đúng tư thế
Điều chỉnh lại tư thế cho con bú để làm giảm áp lực lên vùng cổ, lưng, vai gáy giúp giảm tình trạng đau lưng sau sinh. Các tư thế cho bú đúng bạn có thể tham khảo như sau:
- Tư thế ngồi: Nên ngả lưng về phía sau, dựa vào gối đệm một góc 45 độ, lúc này đặt bé lên bụng và tì vào ngực mẹ để bú sữa.
- Tư thế nằm nghiêng: Đặt bé song song với bản thân, lấy tay đỡ đầu bé và quay mặt bé vào bầu sữa.
- Tư thế ngồi tựa ghế, lưng thẳng: Đặt một chiếc gối mỏng vào phía sau lưng và gác chân lên một chiếc ghế khác có chiều cao vừa đủ. Tư thế này vừa giúp bé có thể bú thoải mái mà không gây áp lực nhiều lên cột sống.
2.3. Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin
Việc bổ sung thực phẩm giàu kẽm có thể giúp quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Một số thực phẩm giàu kẽm như: nấm, ngũ cốc dinh dưỡng thịt gà… Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cũng nên ăn những thực phẩm giàu sắt, Vitamin C như lòng đỏ trứng gà, các loại đậu, tim cật heo, trái cây, thịt nạc từ các loại động vật, gia cầm,… Không nên ăn thịt mỡ và các đồ chứa nhiều dầu mỡ.
Đọc thêm: Phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì để lợi sữa và nhanh hồi phục?
2.4. Massage, bấm huyệt

Điều trị đau lưng bằng Massage, bấm huyệt
Phương pháp này có thể giúp kích thích hệ thống tuần hoàn máu của cơ thể, đánh bay cơn đau lưng hiệu quả. Không chỉ vậy, phương pháp này cũng giúp phụ nữ sau sinh thư giãn, cải thiện tinh thần, đầy lùi stress hiệu quả.
Trong một vài trường hợp cơn đau nhức diễn ra bất chợt, cấp tính, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên sử dụng khi đã cai sữa để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng đau lưng sau sinh. Để giảm những cơn đau lưng sau khi sinh, các chị em phụ nữ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng mỗi ngày và kết hợp chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe ngày càng tốt hơn nhé!
Đăng ngày: 18-11-2022 - 21:46:41 bởi 82X
Tag: đau lưng sau sinh