Những cách chữa bệnh trầm cảm mà bạn cần biết  

Bệnh trầm cảm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, tâm trạng thất thường, cáu gắt, buồn bã,… Những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chữa bệnh trầm cảm qua bài viết sau nhé!

 

1. Những thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh trầm cảm

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng, với nhiều mức độ khác nhau. Bởi vậy mà nhiều người rất quan tâm đến cách chữa bệnh trầm cảm. Đây là một loại bệnh đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc thuộc nhóm bệnh về tâm thần. Người bệnh sẽ có những sự biến đổi thất thường trong suy nghĩ và hành vi do sự rối loạn trong hoạt động của não bộ gây ra bởi một yếu tố tâm lý nào đó. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả ở trẻ em, phụ nữ, nam giới và người lớn tuổi. 

Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng cao

Những dấu hiệu ban đầu của trầm cảm chính là việc thường xuyên rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng, buồn bã,… Nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh tâm lý thì bệnh có thể chuyển nặng với những triệu chứng như mất ngủ, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn, không còn hứng thú với những điều mình từng thích, sinh ảo giác,… Một số trường hợp, trầm cảm có thể khiến người bệnh mất đi sự kiểm soát, không tự chăm sóc được bản thân hoặc có ý định tự sát. 

Chính vì thế, bệnh trầm cảm cần được chú trọng và phát hiện kịp thời để chữa trị. Bệnh cũng có những giai đoạn khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ điều trị có thể áp dụng những cách chữa bệnh trầm cảm khác nhau. 

 

2. Cách chữa bệnh trầm cảm 

Đối với từng giai đoạn của căn bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp và cách chữa bệnh trầm cảm khác nhau, cụ thể như sau.

2.1. Cách chữa bệnh trầm cảm với hình thức tâm lý trị liệu 

Phương pháp tâm lý trị liệu là một phương pháp khá phổ biến, có thể áp dụng cho cả trường hợp trầm cảm nhẹ và nặng. Đây là hình thức điều trị bằng cách giao tiếp, tâm sự và giải bày những vấn đề mình gặp phải với chuyên gia tâm lý.

cách chữa bệnh trầm cảm

Cách chữa bệnh trầm cảm với hình thức tâm lý trị liệu

Có thể nói tâm lý trị liệu là một phương pháp đánh thẳng vào gốc rễ của vấn đề. Bởi trầm cảm sinh ra bởi người bệnh gặp phải những vấn đề trong cuộc sống mà không thể tự tháo gỡ khúc mắc đó, cũng không thể nói cho người khác hiểu. 

Thông qua hình thức tâm lý trị liệu, người mắc bệnh trầm cảm giải quyết được một số vấn đề như:

  • Có người để lắng nghe câu chuyện của họ, giúp họ lấy lại cảm xúc với bản thân và cuộc sống. 
  • Nhìn nhận chính xác vấn đề mình đang gặp phải, nguyên nhân thật sự của nó và tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho nó. 
  • Học cách giao tiếp với những người xung quanh, mở rộng và phát triển các mối quan hệ. 
  • Xử lý khủng hoảng và chứng ngại tâm lý hiện tại. 
  • Nâng cao khả năng chịu đựng và tiếp nhận thực tại với suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. 
  • Học cách đặt các mục tiêu cho cuộc sống để thấy được mình có ích và có đích để tiến lên. 

Đọc thêm: Giải đáp: Người trầm cảm có tự khỏi được không?

2.2. Các cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

Trên thực tế, rất ít trường hợp có thể tự điều trị khỏi chứng trầm cảm tại nhà. Tuy nhiên, để có được kết quả điều trị tốt hơn thì bạn cần kết hợp điều trị của chuyên gia và những phương pháp tại nhà khác. 

  • Tìm hiểu kỹ các thông tin về chứng bệnh trầm cảm

Trên thực tế, nhiều người còn chưa nhận thức được bệnh trầm cảm ảnh hưởng nhiều như thế nào đến cuộc sống. Vì thế, không chỉ người bệnh mà những người thân cũng cần tìm hiểu và nhận thức rõ được về căn bệnh này để hỗ trợ cho quá trình điều trị và vượt qua giai đoạn trầm cảm. 

  • Thực hiện đúng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ 

Sau một thời gian điều trị, người bệnh có thể thấy tâm lý của mình tốt hơn, suy nghĩ cũng như có những biểu hiện tích cực hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có thể bạn chưa thể giải quyết được dứt điểm vấn đề mình gặp phải, vì thế sự theo dõi cũng như theo sát kế hoạch điều trị là một điều cần thiết. 

Những buổi trị liệu tâm lý sau khi tình trạng của bạn khả quan hơn sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình hình của bạn. Từ đó giúp bạn loại bỏ hoàn toàn bệnh trầm cảm, ngăn bệnh tái phát.

  • Chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của bản thân

Chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của bản thân

Chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của bản thân

Kết quả điều trị trầm cảm cũng phụ thuộc khá nhiều vào cuộc sống của bản thân người bệnh. Cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả nhất vẫn là sự kết hợp giữa điều trị và việc xây dựng thói quen sống lành mạnh được duy trì trong và sau điều trị. 

Người bệnh nên tạo những thói quen mới cho bản thân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp cơ thể và tinh thần của người bệnh thoải mái hơn, tránh khỏi các triệu chứng suy nhược thần kinh và giải tỏa tâm trạng. 

Bạn cũng có thể tập các bài tập yoga, thiền định để cân bằng cảm xúc và tìm sự bình yên trong cuộc sống. 

Ngoài ra, người bị trầm cảm nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác. Bởi chất kích thích có thể khiến cảm xúc nhất thời được cải thiện nhưng nó khiến tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng trầm cảm khác trở nên nghiêm trọng hơn. 

  • Luôn đặt mục tiêu cho cuộc sống 

Khi bạn hoàn thành một cái gì đó sẽ giúp sản sinh là cảm giác hạnh phúc và thành tựu. Điều này sẽ giúp tinh thần bạn luôn được cải thiện. Bên cạnh đó, khi bạn sống có mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó thì sẽ giúp bạn không còn cảm thấy chán nản thường xuyên. 

2.3. Cải thiện bệnh trầm cảm bằng thuốc

Đối với những trường hợp bị trầm cảm nặng thì bác sĩ điều trị có thể kê thêm thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Những loại thuốc có thể được sử dụng như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm,… 

Tuy nhiên, đây là cách chữa bệnh trầm cảm cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi việc sử dụng thuốc quá liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có. 

  • Việc ngừng sử dụng thuốc hoặc bỏ liều mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và gia tăng những triệu chứng trầm cảm mà bạn đang gặp phải.
Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc trầm cảm hầu hết đều được sự kiểm duyệt an toàn, tuy nhiên chúng vẫn có những điều kiện nghiêm ngặt khi sử dụng. Bởi có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng khiến nguy cơ tự tử gia tăng đối với một số đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên và người dưới 25 tuổi. Đặc biệt là trong thời gian đầu sử dụng thuốc hoặc khi bắt đầu thay đổi liều lượng do sự tác động đến hệ thần kinh. 

Thuốc trầm cảm cũng đặc biệt không có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, nếu bạn bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai thì cần được sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ khi sử dụng, không được tự ý uống thuốc trầm cảm. 

Có thể bạn quan tâm: Bị stress nên làm gì? 7 cách loại bỏ dấu hiệu bị stress đơn giản

 

Trên đây là thông tin cũng như cách chữa bệnh trầm cảm mà bạn cần biết. Trên thực tế, đây là một căn bệnh không hề hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại nhưng không được chú trọng. Cuộc sống ngày càng áp lực khiến con người trở nên yếu mềm hơn. Vì thế hãy luôn cố gắng chăm sóc bản thân tốt nhất, sống lành mạnh để luôn ở trong trạng thái thoải mái và tích cực nhé!


Đăng ngày: 23-12-2022 - 19:31:16 bởi
Tag:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sản phẩm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x