Rối loạn tâm lý – bệnh lý nguy hiểm có thể gây chết người cần chú ý

Đời sống ngày càng và phát triển và hiện đại, bên cạnh đó sức ép của công việc, xã hội cũng ngày càng nhiều. Điều này tác động đến đời sống tình cảm cá nhân của mỗi cá thể, lâu ngày áp lực càng lên cao dẫn đến nhiều biến đổi về hành vi, cảm xúc, tinh thần của con người gây rối loạn tâm lý. Nếu chủ quan để lâu không điều trị, bệnh sẽ âm thầm phát triển và ảnh hưởng rất lớn về thể chất đến sức khỏe lẫn tinh thần. Nguy hiểm nhất nó thể cướp đi sinh mạng của người bị bệnh.

1. Rối loạn tâm lý là bệnh gì?

Rối loạn tâm lý là khái niệm chung cho những bệnh xuất hiện hoạt động của não bộ bị rối loạn gây những biến đổi không bình thường về tư duy, hành vi, tình cảm, cảm giác,… Nó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh và những người xung quanh.

triệu chứng suy nhược thần kinh

triệu chứng suy nhược thần kinh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học, rối loạn tâm lý có thể xuất hiện những tình trạng sau đây:

  • Rối loạn về suy nghĩ, hành vi, cảm xúc theo cách tiêu cực.
  • Rối loạn các chức năng sinh học, tâm lý và cách phát triển của người bệnh như gặp ảo giác, hoang tưởng, suy nhược thần kinh, trí não,…
  • Các rối loạn về tâm lý làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh như stress, lo âu, trầm cảm,…

Có thể nói, người mắc bệnh về tâm lý sẽ có xu hướng huỷ hoại bản thân. Các rối loạn liên quan đến yếu tố tâm lý thường gặp như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, bệnh trầm cảm, chứng ám ảnh, rối loạn hoảng sợ,…

Bên cạnh đó, nếu như rối loạn có nhiều yếu tố về tâm thần  sẽ thường dẫn đến các chức năng nhận thức, suy nghĩ của người bệnh bị sai lệch. Tình trạng này thường khó chữa và có thể gây nguy hiểm cho gia đình người bệnh và xã hội. Các dấu hiệu thường thấy như hoang tưởng, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách, rối loạn sang chấn tâm lý,…

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tâm lý

Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tâm lý

Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tâm lý

Tâm lý rối loạn có thể xảy đến do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương sọ não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Mắc các bệnh về thần kinh như viêm não, nhiễm trùng thần kinh,…
  • Thần kinh bị nhiễm độc do sử dụng quá nhiều chất kích thích gây hại như ma túy, nghiện rượu, nhiễm độc nghề nghiệp,…
  • Một số bệnh nội tiết ảnh hưởng đến hoạt động của não
  • Stress, căng thẳng tâm lý
  • Rối loạn hành vi ở trẻ chưa vị thành niên do giáo dục không đúng, ảnh hưởng của môi trường sống.
  • Thần kinh chậm phát triển,…

3. Những hội chứng tâm lý dễ mắc hiện nay cần phải chú ý

3.1. Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài là nguy cơ cao gây nên các bệnh rối loạn tâm lý trong đó có bệnh trầm cảm. Nếu không được quan tâm và phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho người bị bệnh.

Dấu hiệu bị stress

Dấu hiệu bị stress

Dấu hiệu bị stress bạn có thể nhận biết quá các hành động sau:

  • Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ dàng bị cáu gắt với những hành động nhỏ.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở
  • Khó tập trung, thường suy nghĩ về chuyện cũ, buồn bã kéo dài,…
  • Lú lẫn, quên trước quên sau, thiếu quyết đoán.
  • Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, tức giận, thất vọng, cảm giác bản thân vô dụng, không còn sức sống.
  • Tự hại bản thân hoặc người xung quanh,…

Vậy khi bị stress bạn nên làm gì để cải thiện tâm trạng?

Tuỳ vào mức độ của tâm lý mà bạn có thể sử dụng phương pháp cải thiện phù hợp như:

  • Rèn luyện sức khỏe với yoga, thiền,… để thư giãn, cân bằng lại cảm xúc
  • Thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, từ bỏ các mối quan hệ độc hại.
  • Sắp xếp công việc, học tập xen kẽ với nghỉ ngơi phù hợp.
  • Ngủ đủ giấc, cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học hơn.
  • Sử dụng thuốc Tây để hỗ trợ cân bằng tâm trạng, cảm xúc.

3.2. Triệu chứng suy nhược thần kinh

Số người bị suy nhược thần kinh hiện nay đang tăng lên nhanh chóng bởi những áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là người lao động trí óc. Nếu không kiểm soát kịp thời, suy nhược thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn về tâm lý tâm thần cho người bệnh, dẫn đến những tình trạng không mong muốn.

Vậy suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là trình trạng rối loạn chức năng ở vỏ não và khu trung dưới vỏ não làm cho tế bào não bộ không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy nhược thần kinh khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu, kén ăn, lo âu, khiến cho tình thần bị suy giảm nghiêm trọng.

Tình trạng bệnh này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý nguy hiểm như: trầm cảm, rối loạn thực vật, rối loạn thần kinh, rối loạn tâm lý lo âu sau chấn thương, kích thích suy nhược,…

3.3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Đây là hiện tượng rối loạn về tâm lý nguy hiểm và dễ gặp phải do não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh có thể lập tức thay đổi trạng thái hưng phấn sang cảm xúc ức chế.

Các triệu chứng biểu hiện như:

  • Khi hưng phấn: Nhiều ý tưởng, vui vẻ, ngủ ít, thậm chí không có cảm giác buồn ngủ, dễ bị kích thích hoặc suy nhược, hay uống rượu và sử dụng các chất kích thích, quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Khi ức chế: Khuôn mặt âm u, trầm ngăm, mất sinh lực, thường xuyên mệt mỏi, hành động chậm chạp, có xu hướng muốn huỷ hoại bản thân mình,

Hiện nay, không có thuốc điều trị hội chứng này, nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách dùng thuốc hỗ trợ và luôn quan tâm, chăm sóc người bệnh. Nhưng không được chiều theo ý người bệnh.

4. Những độ tuổi dễ bị rối loạn tâm lý 

Trong mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý. Vì vậy, mọi người không được chủ quan và luôn nên quan sát và quan tâm đến người thân của mình. 

4.1. Rối loạn tâm lý ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ là do áp lực học hành, thiếu sự quan tâm của bố mẹ hoặc trong gia đình thường xuyên xay ra tranh cãi, bố mẹ ly thân. Gây nên những ám ảnh tâm lý trong tâm hồn của trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

4.2. Tuổi dậy thì

suy nhược thần kinh là gì

Tuổi dậy thì là độ tuổi biến đổi về hình thể và tâm sinh lý cũng phức tạp, nhạy cảm

Tuổi dậy thì là độ tuổi biến đổi về hình thể và tâm sinh lý cũng phức tạp, nhạy cảm hơn. Chính vì vậy rất dễ xảy ra những biến đổi tâm lý ở độ tuổi này. Do đó, các bậc phụ huynh cần để ý những biểu hiện tâm lý không bình thường có thể xảy ra như mặc cảm, tự ti, giấu yếm, ít nói, dễ cáu gắt khi bố mẹ hỏi về sinh hoạt hàng ngày,…

4.3. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Khi mang thai, các hormone nội tiết tố nữ có sự thay đổi không đồng đều gây nên một số rối loạn cảm xúc và tinh thần cho các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, thai phụ cũng dễ bị căng thẳng và lo lắng hơn trong giai đoạn mang thai.

Đặc biệt với những người gặp yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoai ý muốn, kinh tế thu nhập thấp, mang thai lần đầu, mang thai thiếu sự quan tâm của người chồng và người thân,…

Rối loạn tâm lý là bệnh lý nguy hiểm và khó có thể điều trị triệt để, nó có thể tái phát bất cứ lúc nào khi tâm lý người bệnh không ổn định. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ cơ thể tránh khỏi các lo âu trong cuộc sống cũng như bổ sung những dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe bộ não.


Đăng ngày: 23-12-2022 - 10:34:42 bởi
Tag:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sản phẩm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x